Những điều cần biết về điều hòa
1. Điều hòa cũ gây tốn điện, dễ hỏng.
Nhiều gia đình chọn phương án mua điều hòa cũ, đã qua sử dụng với hi vọng phần nào giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn khôn ngoan, bởi chi phí tiết kiệm được ban đầu sẽ nhanh chóng bù vào các khoản sửa chữa và chi phí cho mức tiêu thụ điện năng cao nếu bạn mua phải một chiếc điều hòa đã qua sử dụng một thời gian dài.
Những chiếc điều hòa cũ, động cơ yếu, hao tốn điện. Hơn nữa, hệ thống tản nhiệt của dàn lạnh và dàn nóng không còn tốt như máy mới nên năng suất lạnh cũng sẽ giảm đi. Đấy là chưa nói đến những loại máy model cũ, bản thân nó đã có hiệu suất làm lạnh thấp hơn các dòng máy đời mới và khi đã qua sử dụng thời gian dài thì chắc chắn mức hao tổn điện năng sẽ rất lớn.
Điều hòa cũ trong thời gian dài sử dụng cũng dễ gặp trục trặc, hỏng hóc, và cần bảo trì liên tục, Những chi phí cho việc nạp gas, bảo trì, sửa chữa, khắc phục các vấn đề hỏng hóc sẽ không phải là nhỏ so với khoản tiết kiệm được do đầu tư ban đầu.
2. Không thay đổi bộ lọc không khí.
Các bộ lọc không khí là thành phần thiết kế của mối điều hòa không khí loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn. Chắc chắn, bộ lọc không khó trở nên cồng kềnh với những bụi bẩn khi máy điều hòa hoạt động. Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng.
Nếu điều hòa không khí của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy chắc chắn để rửa nó với nước lạnh và để cho nó khô hoàn toàn trước khi lắp nó trử lại. Cố gắng để lau sạch các bộ lọc không khí. Nếu bạn cần phải thay thế bộ lọc, hãy gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn và sửa chữa, vệ sinh điều hòa chuyên nghiệp, có bảo hành.
3. Để nhiệt độ điều hòa quá thấp.
Bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm lạnh do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài phòng. Đặc biệt, đối với người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi, tụt huyết áp... Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 độ C là tốt nhất.
Bạn cũng nên chú ý để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, bạn nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Tuy vậy, cũng cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do pahir thường xuyên điều chỉnh để thích nghi với nhiệt độ.
4. Chạy điều hòa 24/7.
Nếu bạn bật điều hòa cả ngày sẽ rất tốn kém điện năng theo cách không cần thiết. Hầu hết các máy điều hòa không khí chỉ cần một vài phút để làm mát ngôi nhà của bạn. Nên bật điều hòa một lúc vào buổi sáng để điều hòa làm mát phòng sau đó tắt đi. Và có thể lặp lại như vậy vào buổi chiều.
Tương tự như vậy, nếu không quá nóng, bạn có thể tắt điều hòa khi đi ngủ vào ban đêm. Cơ thể của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ so với lúc thức.
Hi vọng với những chia sẻ trên của Trung tâm điện tử điện lạnh Bách Khoa sẽ giúp các bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
CHẤT LƯỢNG TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU!